• Youtube
  • Facebook
  • Twitter

PLC PRO CO.,LTD WWW.PLC.VN

Chúng tôi đã đào tạo cho hơn 500 quý khách hàng

TPM – NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN

TPM – NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN
1. Tại sao ta cần TPM?
TPM là một cách tiếp cận hiện đại được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có : công nghệ, thiết bị, con người , thị trường, thị trường, thời cơ ,…. Để đưa doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và toàn diện. Nó có thể giải quyết các yếu tố quyết định trong cạnh tranh: năng suất (Productivity), chất lượng (quality), chi phí (cost), giao hàng( Deliver y), tinh thần làm việc (Moral), an toàn – sức khỏe và môi trường ( Safety-Health α Environment), nó giúp cho các nhà sản xuất giải phóng các trở ngại trên con đường đạt đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp:
• Nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng
• Cách sống thay đổi nhanh chóng
• Chủng loại hàng hóa ngày càng nhiều
• Thời gian sống của một sản phẩm ngày càng ngắn
• Giao nhận hàng hóa đúng hạn
• Giá cả cạnh tranh
2. Tại sao TPM lại quan trọng ?
Thay đổi “ cách nghĩ, cách làm ”
Mục tiêu chính của hoạt động TPM chính là :
• Nâng cao tính sản xuất và hiệu quả kinh doanh trong công ty bằng việc giáo dục ý thức của nhân viên, sắp xếp nguồn lực hợp lý, phát huy hết khả năng làm việc của máy móc thiết bị. Giáo dục ý thức của nhân viên là việc làm thay đổi cách nghĩ của họ về công việc họ đang làm như việc của chính mình, từ đó dẫn đến việc thay đổi hành vi của nhân viên đối với công việc họ đang làm.
• Phát huy năng suất, nâng cao hiệu quả các thiết bị bằng việc cải tiến các thiết bị hiện có, thiết kế và lắp đặt tối ưu hóa các dây chuyền mới.
Cả hai yếu tố trên có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.

CÁCH NGHĨ THÔNG THƯỜNG

TRADITIONAL WORKAREA MINDSET

CÁCH NGHĨ THEO TPM

TPM MINDSET

Ai gây lỗi

Who made the error

Cái gì tạo ra lỗi ( nguồn gốc)

What allowed the error to occur

Sửa lỗi

Correct error

Giảm thiểu sai biệt

Reduce Varlatlon

Quản lý nhân viên

Controllng employees

Phát triển và nhân viên

Devoloplng employees

Thúc đẩy nhân viên

Motlvatlng employees

Phá bỏ rào cản để làm

Removling barrlers to performance

Đo lường từng phần, cá nhân

Measurlng the Indlvdual

Đo lường tổng thể, toàn quá trình

Measurlng the process

Nhân viên gây ra “ vấn đề ”

Employees are the problem

 

Quá trình, quyết định gây ra“vấn đề”

Process ls the problem

Có thể tuyển người giỏi hơn

Can always find a better employee

 

Có thể cải tiến quá trình

Can always lmprove the process

3. TPM có hiệu quả gì?
Áp dụng TPM sẽ làm tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ giảm thiểu những tổn thất/lãng phí như:
a. Sản xuất dư thừa: làm tăng rủi ro lỗi mốt, sản xuất sai chủng loại sản phẩm dẫn tới nguy cơ phải bán với giá chiết khẩu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu.
b. Khuyết tật: gồm các khuyết tật sản phẩm làm tăng chi phí sản xuất, hàng bán, cũng bao gồm sai sót giấy tờ và thông tin về sản phẩm, chậm giao hàng, sản xuất sai quy cách, lãng phí nguyên vật liệu,…
c. Tồn kho: Hậu quả là chi phí tồn kho và bảo quản cao, lãng phí không gian, giảm quay vòng vốn hiệu quả.
d. Di chuyển bất hợp lý: Gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức , nguyên nhiên vật liệu, mặt bằng, đường xá, nhà xưởng.
e. Chờ đợi: là thời gian nhân lực hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong hệ thống sản xuất kém hiệu quả.
f. Thao tác thừa của công nhân, máy móc thiết bị: ảnh hưởng đến năng suất lao động, định mức nguyên nhiên vật liệu, tăng giá thành sản phẩm,……
g. Phế phẩm, sai lỗi: Do lần gia công đầu không đạt chất lượng, gây lãng phí sức lao động, sử dụng thiết bị kém hiệu quả, làm gián đoạn, đình trệ trong sản xuất,….
Bên cạnh những lợi ích hữu hình về kinh tế, vệ sinh môi trường an toàn lao động, còn mang lại những lợi ích vô hình như: lòng tự hào về doanh nghiệp, động lực phát huy sáng kiến, kỷ luật lao động cao, môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh giúp các thành viên của doanh nghiệp đoàn kết và gắn bó trong mái nhà chung.
Trong cuộc sống đời thường, các cá nhân và gia đình cũng có thể áp dụng TPM để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức, giảm thiểu những quyết định, lựa chọn bất hợp lý gây căng thẳng mất đồng bộ để cuộc sống nhẹ nhàng hiệu quả và hạnh phúc hơn.
4.TPM là gì ?
• TPM dựa trên sự tham gia toàn diện của mọi thành viên, từ người lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên trực tiếp sản xuất.
• TPM đạt được mục tiêu giảm các tổn thất = 0, thông qua hoạt động của các “ nhóm nhỏ”.
• TPM xây dựng các biện pháp phòng ngừa, tìm ra những vị trí thường xảy ra sự cố, tai nạn hoặc hỏng hóc để có biện pháp ngăn ngừa trước không cho xảy ra.
TPM ( Total productive Maintanance – Duy trì năng suất toàn diện) là một phương pháp quản lý đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của đơn vị sản xuất bao gồm công nghệ, thiết bị, con người,…
Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Suy nghĩ “ trách nhiệm của tôi ( công nhân vận hành) là vận hành thiết bị, trách nhiệm của anh ( nhân viên bảo trì ) là sửa chữa “ được thay bằng “ tối và anh cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của chúng ta”.
Hình tượng TPM như là một tòa nhà thì nguyên tắc 5S là nền móng và 8 nội dung thực hiện là trụ cột của ngôi nhà đó.
Nguyên tắc 5S tạo ra sự thông thoáng, an toàn, ngăn nắp cho nơi làm việc, dễ dàng cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn.
• Seiri – Sort – Sàng lọc : nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết, không có giá trị ra khỏi công việc, nhà xưởng, tổ chức,….
• Seiton – Simply – sắp xếp: phân loại, hệ thống hóa để bất cứ thứ gì cũng có thể “ dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại ”.
• Seiketsu – Sustain – Sẵn sàng : Giáo dục, duy trì và cải tiến bốn nguyên tắc nêu trên trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
5S sẽ giúp giải phóng ngôi nhà khỏi những vật dụng “ bỏ thì thương, vương thì tội ” như đồ gỗ, đồ diện hỏng, quần áo cũ, chai lọ, túi nilon, hộp carton… không gian sống sẽ rộng hơn, thoáng hơn và biết đâu những thứ này lại trở thành vật hữu ích cho nhiều người khác… nó giúp ta không lãng phí thời gian tìm kiếm cuốn sách, cây bút chì, đôi giày, máy di động, chùm chìa khóa, tập tài liệu,… bị ta đã bỏ một cách vô thức như trước. Với “Seiso”, Kaizen giúp ngôi nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát,….
8.trụ cột TPM bao gồm:
a.Bảo trì tự quản ( Autonomous Maintenance):
Người vận hành máy nhận chuyển giao một số công việc của bộ phận bảo trì để biết sửa chữa, bảo trì máy và nhận diện các hư hỏng ở một mức độ nhất định. Như vậy đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên sẽ có thời gian để thực hiện các công việc khác phức tạp hơn, giảm lãng phí nhân lực.
b.Bảo trì có kể hoạch ( Planned Maintenance)
Thực hiện phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh ” để tránh dừng máy đột ngột, tránh các lỗi lặp đi lặp lại, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa khắc phục và chi phí bảo trì.
c.Quản lý chất lượng (Quality Main – tenance)
Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa. Phân tích quá trình thiết bị sản xuất để tìm ra các điểm dễ xảy ra lỗi và tiến hành khắc phục “ trước khi nó xảy ra”.
d.Cải tiến có trọng tâm ( Focus Improvement)
Ưu tiên tập trung cải tiến những vấn đề theo định hướng của đơn vị. Bên cạnh đó vẫn khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng nhóm nhỏ ( bộ phận ) trong công ty.
e.Huấn luyện đào tạo (Training α Education)
Nếu không có quá trình đào tạo đúng và chuẩn hóa, TPM và hệ thống bảo trì nói chung, sẽ không thành hiện thực. Việc đào tạo không chỉ là tham dự các khóa học mà còn phải hiểu rõ và áp dụng những gì được truyền đạt nhằm tăng năng suất và hiệu quả vận hành.
f.An toàn, sức khỏe và Môi trường ( Safety, Health, Environment)
Nhằm không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không có tác động đến môi trường . Đặc biệt nhấn mạnh đến văn hóa an toàn của doanh nghiệp: chủ động kiểm soát nguy cơ gây tổn thất.
g.Hệ thống hỗ trợ ( Support Systems)
Các hoạt động TPM của bộ phận hành chính, cung ứng, bán hàng và hậu mãi rất quan trọng… Vì nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cũng như phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất.
h.Quản lý đầu tư ( Initial Control Management)
Xem xét mọi điểm yếu của nguyên liệu, thiết bị mới trong các giai đoạn của sản xuất từ đầu đến cuối và tìm cách cải thiện chúng ngay từ trước khi đưa vào sản xuất đại tra.
Có thể nói, TPM chính là công cụ hữu ích và quan trọng giúp tăng năng suất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ những ứng dụng làm tổn thất, lãng phí, cũng như thay đổi tư duy “ cách nghĩ, cách làm” của nguồn nhân lực của doanh nghiệp.